Tôi chỉ uống hai chén rượu hoặc một cốc bia là mặt đỏ bừng, có phải do cơ thể đào thải cồn chậm không? (Trường, 33 tuổi, Hà Nội)
Trả lời:
Đỏ hay tái mặt sau uống rượu không liên quan đến việc thải độc rượu. Đào thải rượu nhanh hay chậm chủ yếu do gan. Người bị bệnh gan, gan yếu, suy gan khi uống còn dễ bị tái do không thể chuyển hóa được rượu.
Trung bình mất khoảng một giờ để cơ thể phân hủy một đơn vị rượu. Thời gian này có thể sớm hay muộn hơn tùy theo tuổi, cân nặng… của người uống. Ngoài ra, mỗi người có khả năng đào thải, ngưỡng chịu đựng khác nhau. Chẳng hạn, có người uống ít nhưng tửu lượng kém, có người uống tốt, uống nhiều, đào thải kém. Đỏ mặt còn do quá trình chuyển hóa, phản ứng mạch máu và tình trạng sức khỏe.
Lạm dụng rượu bia ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, gây đến rối loạn hành vi và nhận thức, do đó cần hạn chế. Các chuyên gia đều khuyến cáo không sử dụng quá hai đơn vị cồn mỗi ngày với nam giới, một đơn vị cồn với nữ giới và không uống quá 5 ngày mỗi tuần.
Tuyệt đối không tắm nước đá lạnh, vận động mạnh sau khi uống rượu. Bạn có thể ăn trái cây cam, quýt để giải bia rượu. Ăn nhiều rau xanh và nên đi ngủ để giảm cảm giác mệt mỏi sau uống rượu.
Cách tính thời gian đào thải nồng độ cồn như sau:
Thạc sĩ, bác sĩ Đoàn Dư Mạnh
Phó giám đốc trung tâm tim mạch và đột quỵ, Bệnh viện Quốc tế Phương Đông
Hội bệnh mạch máu Việt Nam