Hồi phục hơi thở cho người đàn ông rò khí thực quản

TP HCMNam bệnh nhân 44 tuổi khó thở kéo dài do sẹo hẹp khí quản và rò khí thực quản, được bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy phẫu thuật hai lần để lấy lại hơi thở bình thường.

Ngày 21/12, BS.CK2 Hoàng Bá Dũng, Trưởng Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết người bệnh từng bị xuất huyết tiêu hóa phải điều trị hồi sức tích cực tại một bệnh viện, sau đó khó thở ngày càng nặng, ho ra máu, nhập viện với cân nặng 39 kg. Các bác sĩ phải phẫu thuật hai lần, cách nhau 4 tháng, để hồi phục hơi thở tự nhiên.

Khí quản là một ống dẫn khí nằm trong hệ hô hấp của con người và nhiều động vật khác. Nó có chức năng chính là dẫn không khí từ họng xuống phổi và ngược lại. Còn khí thực quản chỉ tình trạng có khí trong thực quản, thường xảy ra do sự rò rỉ khí từ phổi hoặc dạ dày vào thực quản. Tình trạng này có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, bao gồm đau ngực, khó nuốt, hoặc cảm giác đầy hơi.

Sau lần mổ đầu, bệnh nhân tăng 20 kg, phục hồi thể trạng tốt, vừa bước vào ca phẫu thuật lần hai kéo dài 4 giờ. Hiện, người đàn ông hồi phục tốt sau mổ, ăn được bằng miệng, không bị sặc, thở và nói chuyện bình thường.





Bác sĩ thăm khám, tư vấn cho bệnh nhân trước khi xuất viện. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ thăm khám, tư vấn cho bệnh nhân trước khi xuất viện. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Theo bác sĩ Dũng, trường hợp này hiếm gặp, khá khó và phức tạp trong phẫu thuật đầu cổ tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Hơn 30 năm qua, bệnh viện tiếp nhận không quá 10 trường hợp và chỉ khoảng 5-6 người bệnh đủ điều kiện phẫu thuật, tỷ lệ thành công khoảng 70%. Đây là trường hợp đầu tiên bệnh nhân mang nhóm máu AB âm tính hiếm gặp.

Trước mổ, ngoài nguồn máu từ Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy, bệnh viện phải huy động thêm máu từ những người thân quen, bạn bè người bệnh đến hiến. Nguyên nhân gây sẹo hẹp khí quản và rò khí thực quản là do bệnh nhân đặt nội khí quản kéo dài hơn 10 ngày khi hôn mê trong đợt điều trị hồi sức trước đó.

Với bệnh lý này, bệnh nhân có thể lấy lại hơi thở tự nhiên bằng cách phẫu thuật. Nếu bệnh nhân được mổ tốt sẽ khỏi bệnh vĩnh viễn, không tái phát. Trường hợp không thể phẫu thuật do sức khỏe không đảm bảo, người bệnh có thể đeo ống thở hỗ trợ trong sinh hoạt.

Lê Phương


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *