Người khuyết tật đi metro số 1 như thế nào?

Theo quan sát, ở tất cả nhà ga của tuyến metro số 1 đều được trang bị chữ nổi, gạch xúc giác để hướng dẫn cho người khiếm thị di chuyển dễ dàng. 

Người khuyết tật đi metro số 1 như thế nào?- Ảnh 1.

Khu vực bàn phím máy bán vé có chữ nổi thuận tiện cho người khiếm thị

Tại khu vực bán vé ga ngầm Bến Thành, bàn phím được in chữ nổi để người khiếm thị dễ dàng nhận biết, ngoài ra có những bảng thông tin trang bị chữ nổi giúp người khiếm thị xác định vị trí về đường đi và hướng đi an toàn.

Những khu vực nhà ga khác cũng được trang bị gạch xúc giác – một loại gạch có gờ nổi giúp người khiếm thị dễ dàng cảm giác dưới chân, nhận biết đường đi. Gạch được kết nối với thang máy, thang bộ, cửa ra vào, thang máy.

Các nhà ga metro đều có thang máy, thang cuốn hiện đại giúp người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người đi xe lăn dễ dàng di chuyển

Khu vực soát vé có 4/16 luồng soát vé rộng rãi hơn dành cho người khuyết tật di chuyển.

Ngoài ra, các nhân viên tại nhà ga cũng được đào tạo để sẵn sàng giúp đỡ người khuyết tật khi cần nhằm đảm bảo người khuyết tật, người lớn tuổi và trẻ nhỏ luôn thuận tiện nhất khi đi metro.

Gạch nổi, chữ nổi tại metro số 1:
Người khuyết tật đi metro số 1 như thế nào?- Ảnh 2.

Gạch nổi được trang bị tại nhà ga ngầm Bến Thành

Người khuyết tật đi metro số 1 như thế nào?- Ảnh 3.

Khắp các khu vực đều được trang bị gạch nổi, tay vịn cầu thang cũng có chữ nổi

Người khuyết tật đi metro số 1 như thế nào?- Ảnh 4.

4 luồng soát vé rộng hơn để thuận tiện cho người khuyết tật đi lại

Người khuyết tật đi metro số 1 như thế nào?- Ảnh 5.
Người khuyết tật đi metro số 1 như thế nào?- Ảnh 6.
Người khuyết tật đi metro số 1 như thế nào?- Ảnh 7.

Gạch nổi được lót trên các ga metro số 1 

Người khuyết tật đi metro số 1 như thế nào?- Ảnh 8.

Khu vực máy bán cũng được trang bị bàn phím chữ nổi cho người khiếm thị

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *