Tín dụng chính sách xã hội

Trong hành trình triển khai tín dụng chính sách xã hội còn làm sáng rõ thêm tính nhân văn trong việc Nhà nước ta lấy người dân làm trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực và là nguồn lực cho phát triển bền vững. Ưu tiên nguồn lực, xây dựng các chính sách thiết thực, khả thi, hiệu quả cho công cuộc giảm nghèo, “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Vai trò của tín dụng chính sách trong hỗ trợ phát triển kinh tế và đời sống

Điều này có thể cảm nhận rõ qua việc nhiều chính sách tín dụng đã được ra đời trong thời gian này góp phần hình thành một hệ thống các chương trình tín dụng chính sách đủ rộng và sâu để nâng đỡ từng đối tượng yếu thế vươn lên phát triển kinh tế bền vững cũng như vượt qua những rủi. Mức vay các chương trình tín dụng cũng được điều chỉnh nâng lên cho phù hợp với nhu cầu thực tế…

Tín dụng chính sách xã hội - Vì một Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc- Ảnh 1.

Bà Lê Thị Hồng Loan (đứng thứ 2 từ phải sang) đang cùng cán bộ ngân hàng và công an xã thăm vườn sầu riêng (Ảnh: NHCSXH)

Đặc biệt Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù mặc dù mới đi vào cuộc sống từ ngày 10/10/2023, song đã trao cho những người lầm lỗi cơ hội và niềm tin phục thiện xây dựng cuộc đời mới đầm ấm và hạnh phúc. Như bà Lê Thị Hồng Loan, tổ dân phố 5, thị trấn Krông Kmar (Đắk Lắk), nguyên cán bộ một ngân hàng. Vừa mua đất lập vườn sầu riêng để khi về hưu có thu nhập không vướng bận con cái, thì bị liên đới trong vụ việc một cán bộ tín dụng chiếm dụng vốn của khách hàng và đi thi hành án 4 năm. Con trai bà đang làm nhân viên ngân hàng ở TP Hồ Chí Minh, bỏ hết sự nghiệp trở về quê vừa để có điều kiện gần gũi chăm sóc mẹ vừa trông coi vườn sầu riêng vừa mới hạ cây xuống.

“Nhờ sự quan tâm của NHCSXH, cũng như công an của địa phương đã giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi vay được 100 triệu đồng. Lúc ấy tôi thấy rất vui mừng và xúc động vì không nghĩ mình đi về như vậy lại được hưởng chính sách của Nhà nước, cũng như các cơ quan ban, ngành người ta quan tâm và động viên cố gắng làm ăn, chứ không có kỳ thị. Từ đó, bản thân mình cũng thấy tự tin làm ăn. Đến nay 2ha với 400 cây sầu riêng đã phát triển xanh tốt và đã có 40 – 50 cây bói quả. Dự định năm nay thu thì chừng khoảng 200 triệu đồng. Hy vọng sang năm thì mình sẽ thu được nhiều hơn”, bà Hồng Loan chia sẻ.

Tín dụng chính sách – Cánh tay nối dài thực hiện an sinh xã hội

Hay như chương trình học sinh sinh viên, việc mở rộng đối tượng và nâng mức vay đã giúp học sinh nghèo “không bị bỏ lại phía sau” trên con đường tiếp cận tri thức, đồng thời góp phần vào việc phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đưa Việt Nam phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. 

Em Vũ Văn Anh (Hưng Yên) cho biết nhà có 3 anh em đang tuổi ăn, tuổi học, trông cả vào việc cha mẹ đi làm thợ xây. Nhưng bước vào năm học thứ 2, mẹ của em bị bệnh tim nặng, gánh nặng gia đình đặt cả lên vai bố. Với mức thu nhập chỉ 12 triệu đồng mỗi tháng chẳng đủ mua thuốc cho vợ nói gì đến chi phí sinh hoạt. “Nếu không vay được nguồn vốn tín dụng HSSV năm đó, gia đình cũng không có nguồn thu nào thêm cho cháu đi học, chắc phải bỏ học”, bà mẹ của Vũ Văn Anh cho biết.

Ông Nguyễn Lê Huy – PCT UBND tỉnh Hưng Yên kiêm Trưởng ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh chia sẻ chỉ riêng 10 năm trở lại đây, đã có hơn 6.000 HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn tín dụng chính sách, giúp các em có cơ hội học tập, phấn đấu cho tương lai đồng thời đây cũng là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng và phát triển tỉnh Hưng Yên trong hiện tại và tương lai.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *